Nội dung Việt_Nam_hóa_chiến_tranh

Việt Nam hóa chiến tranh thực hiện song song với rút quân đội Mỹ, thương lượng ở Paris (Pháp), chia rẽ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa-Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa, là một chiến lược nhằm giành thắng lợi với giá chấp nhận được.

Ngày 18 tháng 2 năm 1970, Nixon công bố nội dung chính sách Việt Nam hóa chiến tranh là một chương trình 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Từng bước chuyển giao nhiệm vụ chiến đấu trên bộ cho quân đội Sài Gòn, rút dần quân chiến đấu trên bộ của Mỹ ra khỏi Nam Việt Nam.
  • Giai đoạn 2: Chuyển giao nhiệm vụ trên không cho quân lực Việt Nam Cộng hòa, trang bị cho quân lực Việt Nam Cộng hòa đủ sức đương đầu với lực lượng quân Giải phóng, giữ vững được Nam Việt NamĐông Dương trong vòng ảnh hưởng của Mỹ hay nói cách khác là trong quỹ đạo của Mỹ và không rơi vào tay cộng sản.
  • Giai đoạn 3: Hoàn tất những mục tiêu của Việt Nam hóa chiến tranh. Củng cố kết quả đã đạt được, quân Giải phóng sẽ suy yếu đến mức không thể tiếp tục chiến đấu và chiến tranh sẽ kết thúc, 2 miền Việt Nam sẽ trở thành 2 quốc gia riêng biệt.

Trong ba giai đoạn đó, theo Mỹ, giai đoạn 1 (dự kiến thực hiện từ năm 1969 đến giữa năm 1972) là giai đoạn quan trọng nhất được chia làm ba bước để thực hiện:

  • Bước 1 (từ năm 1969 đến giữa năm 1970): Bình định một số vùng đông dân quan trọng. Xóa bỏ hoàn toàn các cơ sở cách mạng ở vùng quân Giải phóng kiểm soát. Rút một số đơn vị chiến đấu của Mỹ ra khỏi chiến trường Việt Nam. Khống chế và đẩy lùi quân Giải phóng, làm cho quân Giải phóng không hoạt động được ở quy mô từ đại đội trở lên.
  • Bước 2 (từ giữa những năm 1970 đến giữa năm 1971): Bình định được tất cả các vùng đông dân quan trọng. Làm cho quân Giải phóng bị phân tán nhỏ, không hoạt động được từ cấp đại đội trở lên ở những vùng căn cứ. Hoàn thành kế hoạch hiện đại hóa quân lực Việt Nam Cộng hòa, rút phần lớn quân Mỹ về nước.
  • Bước 3 (từ giữa năm 1971 đến giữa năm 1972): Cơ bản bình định xong cả miền Nam. Lực lượng vũ trang quân Giải phóng không còn hoạt động được ở các vùng căn cứ trên biên giới Lào, Campuchia, quân lực Việt Nam Cộng hòa đủ sức đương đầu với khối chủ lực Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Rút hết lực lượng chiến đấu trên bộ của Mỹ về nước, chỉ duy trì cố vấn quân sự và sĩ quan chỉ huy tác chiến.

Thực hiện kế hoạch chiến lược trên, Mỹ đề ra năm biện pháp cụ thể:

  • Xây dựng quân lực Việt Nam Cộng hòa thành một lực lượng mạnh, hiện đại, đủ sức đương đầu với lực lượng vũ trang quân Giải phóng.
  • Củng cố chính quyền các cấp của Việt Nam Cộng hòa, tăng cường viện trợ kinh tế.
  • Tập trung sức hoàn thành chương trình bình định, phản kích ra ngoài lãnh thổ miền Nam Việt Nam (sang Lào và Campuchia).
  • Tập hợp liên minh chống Cộng khu vực do quân đội và chính quyền Sài Gòn làm nòng cốt.
  • Chặn đứng các nguồn tiếp tế chi viện cho quân Giải phóng miền Nam, xúc tiến hoạt động ngoại giao để kiềm chế, cô lập, đẩy lùi cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Việt_Nam_hóa_chiến_tranh http://www.archives.gov/research/vietnam-war/casua... http://baoquangnam.vn/dat-va-nguoi-xu-quang/viet-v... http://baoquocte.vn/cuoc-dua-thang-41975-cua-phap-... http://baotintuc.vn/thoi-su/chien-thang-duong-9-na... http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?article=152260&s... http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-... http://dav.edu.vn/en/introduction/history-and-deve... http://backan.gov.vn/Pages/tin-tuc-su-kien-215/tin... http://www.tuyengiao.vn/Home/Tulieu/tulieuchuyende... http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/40-nam-chien-thang...